Ưu điểm và nhược điểm của sữa hạt mà bạn nên biết

sữa hạt

Sữa hạt là một thức uống bổ dưỡng và thơm ngon được nhiều người ưu chuộng. Sau đây là ưu điểm và nhược điểm của sữa hạt mà bạn nên biết.

Sữa hạt là gì?

sữa hạt

Sữa hạt là một loại thức uống có nguồn gốc từ thực vật. Sữa hạt được làm từ các loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.  Có nhiều loại hạt khác nhau có thể được dùng để làm sữa hạt như: hạt đậu nành, hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt macca, hạt bắp,…

Ưu điểm của sữa hạt

ưu điểm sữa hạt

Sữa hạt là loại thức uống bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Theo thành phần dinh dưỡng, các loại hạt có các ưu điểm như:

  • Lượng chất bột đường (carb) từ 15-45%, thấp hơn trong ngũ cốc, carbohydrate thấp hơn so với sữa có nguồn gốc động vật
  • Lượng chất đạm, đặc biệt trong đậu, khá cao, trung bình từ 7-35%
  • Lượng chất béo cao, đặc biệt axit béo không no nhiều nối đôi (polyunsaturated fat, PUF) như các axit omega 3omega 6 và omega 9
  • Giàu chất xơ
  • Nhiều chất chống oxy-hóa (anti-oxidants).
  • Chứa đa dạng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa

Nhược điểm của sữa hạt

nhược điểm sữa hạt

Ngoài những lợi ích mà sữa hạt mang lại đối với sức khỏe thì nó cũng tồn tại nhược điểm như:

  • Dù các loại hạt rất giàu chất đạm, nhưng không có sự cân đối và thiếu các axit amin tối cần thiết (essential amino-acid) cho cơ thể, đặc biệt cho trẻ em đang phát triển, trưởng thành. Do đó, khi ăn nhiều đạm thực vật không cân đối cơ thể sẽ không tổng hợp được các protein cần thiết nên cơ thể khó phát triển hoàn chỉnh, cân đối.
  • Sữa hạt không chứa vitamin B12, trong khi đây là một loại vitamin đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi thiếu vitamin B12, cơ thể dễ bị mệt mỏi, suy nhược và có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.
  • Khiến cơ thể khó tổng hợp đầy đủ protein vì chất đạm mà sữa hạt cung cấp thiếu một số loại axit amin thiết yếu.
  • Thành phần axit phytic trong sữa hạt có khả năng làm suy giảm sự hấp thụ kẽmsắtcanxi và các khoáng chất khác của cơ thể, lâu ngày có thể gây ra còi xương, thiếu máu.

Đối tượng không nên uống sữa hạt

Một số đối tượng không nên uống sữa hạt như:

  • Người có bệnh dạ dày, đường ruột: Sữa hạt có thể gây khó tiêu, kích ứng dạ dày và đường ruột, gây khó chịu, buồn nôn và tiêu chảy. Vì vậy, những người có bệnh dạ dày và đường ruột không nên uống sữa hạt.
  • Người bị bệnh gout: Đối với người bị gout, khi nồng độ axit uric tăng cao sẽ gây viêm, sưng và đau đớn dữ dội ở các khớp. Trong sữa hạt có chứa purine – một chất có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể nên sẽ làm trầm trọng thêm các cơn đau nhức ở bệnh gout.
  • Người mới phẫu thuật: Người mới phẫu thuật cũng không nên uống sữa hạt vì đây là thời điểm hệ tiêu hóa thường yếu và rất nhạy cảm với các loại thực phẩm dễ gây kích ứng đường ruột như sữa hạt.
  • Người đang dùng thuốc kháng sinh: Một số hoạt chất trong thuốc kháng sinh có thể tương tác với sữa hạt, làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể, từ đó gây giảm hiệu quả của thuốc.
  • Người thiếu máu, cơ thể suy nhược và thiếu dinh dưỡng: Mặc dù sữa hạt rất giàu dinh dưỡng nhưng vẫn không đầy đủ và đa dạng như ở các loại sữa có nguồn gốc động vật. Vì vậy người thiếu máu, cơ thể suy nhược và thiếu dinh dưỡng nên bổ sung đa dạng thực phẩm thay vì chỉ uống sữa hạt.
  • Người có tiền sử bị dị ứng với hạt: Sữa hạt có nguồn gốc từ các loại hạt nên người có tiền sử bị dị ứng với hạt không nên uống loại sữa này vì sẽ làm tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gặp phải nhiều biến chứng không mong muốn.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi: Sữa hạt không chứa vitamin B12 và một số loại axit amin thiết yếu nên việc cho trẻ em dưới 1 tuổi uống sữa hạt có thể gây thiếu chất, suy dinh dưỡng.

Trên đây là những ưu điểm và nhược điểm của sữa hạt mà bạn cần biết. Theo dõi dinhduonghay.com để biết thêm nhiều thông tin chất lượng về dinh dưỡng và sức khỏe nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *