Sữa hạt là một thức uống bổ dưỡng và thơm ngon được nhiều người ưu chuộng. Sau đây là 5 công thức sữa hạt cực dễ mà bạn nên biết nhé!
Sữa hạt là gì?
Sữa hạt là một loại thức uống có nguồn gốc từ thực vật. Sữa hạt được làm từ các loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Có nhiều loại hạt khác nhau có thể được dùng để làm sữa hạt như: hạt đậu nành, hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt óc chó, hạt macca, hạt bắp,…
Bạn cũng có thể kết hợp các loại hạt với nhau hoặc kết hợp hạt với rau củ quả để sáng tạo ra những công thức sữa hạt thơm ngon, bổ dưỡng.
Lợi ích của sữa hạt
Sữa hạt cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trong sữa hạt chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, chất xơ và khoáng chất có lợi cho cơ thể như sắt, kali, canxi, magie, omega-6,…
Sữa hạt giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Các chất có lợi như vitamin E, omega-3, chất xơ và chất béo có trong các loại hạt hỗ trợ giảm lượng cholesterol, cải thiện sức khỏe mạch máu và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Sữa hạt cũng giúp tăng cường sức khỏe thị lực. Uống sữa hạt có thể bảo vệ mắt khỏi tổn thương và giảm thị lực cùng nhiều vấn đề khác bởi trong các loại hạt có chứa những hợp chất chống oxy hóa là glutein và zeaxanthin.
Uống sữa hạt giúp dễ tiêu hóa. Sữa hạt không chứa lactose nên phù hợp với người mắc chứng không dung nạp lactose. Hỗ trợ giảm các triệu chứng về tiêu hóa như chướng bụng, tiêu chảy,…
Sữa hạt chứa ít calo hơn các loại sữa thông thường, trong sữa hạt có chất xơ tạo cảm giác no lâu. Vì vậy uống sữa hạt thường xuyên có thể duy trì cân nặng và vóc dáng thon gọn.
Sữa hạt giúp bảo vệ làn da, chống lão hóa da, đào thải độc tố, hỗ trợ duy trì làn da hồng hào sáng khỏe vì trong sữa hạt có chứa một lượng đồng dồi dào và collagen cũng như elastin có lợi cho da.
Ngoài ra, sữa hạt cũng có tác dụng phòng chống ung thư, nuôi dưỡng xương khỏe mạnh.
Công thức sữa hạt siêu bổ dưỡng
Sữa đậu nành
Nguyên liệu: 500g đậu nành, 1,5 lít nước, 3 nhánh lá dứa
Cách nấu:
- Ngâm đậu nành 8 tiếng cho hạt đậu nở đều rồi rửa lại cho sạch. Lưu ý xả hết phần bọt và bỏ những hạt lép nhé.
- Đậu nành sau khi rửa sạch ta đổ vào máy xay và xay nhuyễn. Pha nước theo tỉ lệ: 4 muỗng canh đậu nành xay cùng 350ml nước. Hoặc bạn có thể gia giảm độ đặc-loãng của sữa theo sở thích.
- Ta đổ hỗn hợp nước đậu vào khăn lọc để lọc hết phần bã đậu. Lọc đi lọc lại để sữa được sánh mịn.
- Đổ nước đậu vừa lọc vào nồi, đun cùng lá dứa để sữa dậy mùi thơm. Khi sữa bắt đầu sôi lăn tăn, ta hạ lửa nhỏ, đun thêm vài phút rồi tắt bếp.
- Trong quá trình nấu, không nên đun ở lửa quá to tránh trường hợp sữa bị cháy. Thỉnh thoảng hãy khuấy đều để sữa không bị lắng ở đáy nồi.
- Chỉ cần vài bước đơn giản, chúng ta đã có một ly sữa đậu siêu thơm ngon. Công thức nấu sữa hạt này tưởng khó nhưng không hề khó chút nào. Nếu muốn sữa có vị ngọt thanh, có thể dùng đường phèn hoặc vài quả chà là.
Sữa hạnh nhân
Nguyên liệu: 100g hạnh nhân tươi, 30g đường phèn, 1 lít nước lọc
Cách nấu:
- Cho hạnh nhân ra bát và đổ nước ngập hạt. Ngâm hạnh nhân trong khoảng 8 tiếng hoặc ngâm qua đêm. Sau đó vớt hạnh nhân và để ráo nước.
- Đem hạnh nhân đi lột vỏ. Nếu bạn thích vị đắng nhẹ của vỏ hạt, có thể giữ nguyên hạt rồi đem đi xay. Sau khi lột hết vỏ, ta cho hạnh nhân vào máy xay. Đổ thêm một lít nước và xay nhuyễn trong khoảng 1 phút.
- Dùng rây hoặc tấm vải mỏng để lược bớt phần bã của sữa hạnh nhân. Ta tiến hành đun sữa trên lửa vừa, vừa đun vừa khuấy nhẹ tay.
- Cho thêm đường phèn vào nồi và tiếp tục đun tới khi đường tan hẳn thì tắt bếp.
- Ta rót sữa ra ly hoặc bình thủy tinh để bảo quản sữa. Sữa hạnh nhân không quá ngọt kết hợp với sự thơm béo của hạnh nhân. Đây chính là thức uống tuyệt hảo cho sức khỏe.
Sữa bắp
Nguyên liệu: 2 bắp ngọt (tươi, cỡ lớn), 800ml nước,10g hạt điều tươi tách vỏ, Đường phèn hoặc sữa đặc.
Cách nấu:
- Đầu tiên, ta lột bỏ lớp lá bắp bên ngoài. Nếu mua bắp đã được lột sẵn, có thể bỏ qua bước này. Đem bắp đi rửa sạch. Tách bắp lấy hạt, giữ lại lõi bắp và lá bắp để nấu lấy nước. Cho lõi bắp, lá bắp và râu bắp đã rửa sạch vào nồi.
- Thêm khoảng 800ml nước và đun sôi. Có thể thêm vài hạt muối để nước bắp đậm hơn. Khi nước sôi, ta hạ lửa và đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Ta vớt phần lõi, lá bắp và râu bắp, rồi vắt kiệt nước ở phần lá bắp.
- Sau đó, cho phần nước bắp và hạt bắp đã tách vào máy xay. Xay chừng 1-2 phút là hỗn hợp bắt đầu nguyễn mịn. Để sữa bắp được ngon hơn, bạn có thể dùng thêm khoảng 10g hạt điều tách vỏ đã ngâm. Và xay cùng với phần bắp trên.
- Đổ hỗn hợp bắp xay vào nồi và đun ở lửa vừa. Đun cho tới khi sữa bắp bắt đầu nóng và sôi nhẹ. Thỉnh thoảng đảo sữa bắp tránh trường hợp bã bắp đong dưới đáy nồi. Để sữa được ngọt hơn, có thể thêm sữa đặc hoặc đường phèn vụn vào nồi và khuấy đều tới khi tan.
- Tiếp tục để lửa riu riu thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
- Để sữa được sánh mịn và không bị đặc. Hãy dùng rây để lọc phần bã bắp.
Sữa yến mạch
Nguyên liệu: 50g yến mạch, 500ml nước, 6 quả chà là khô
Cách nấu:
- Ngâm yến mạch trong khoảng 30 phút
- Đổ bỏ nước ngâm và rửa lại yến mạch thật sạch.
- Cho yến mạch, nước và quả chà là vào máy xay sinh tố. Xay tới khi hỗn hợp nhuyễn, mịn. Có thể điều chỉnh lượng nước tùy theo bạn thích sữa đặc hay loãng.
- Xay hỗn hợp trong khoảng 3 phút. Sau đó, dùng rây và một miếng khăn lọc để lọc bỏ phần bã của yến mạch. Sau đó đổ sữa yến mạch qua rây và lớp khăn. Ta dùng tay vắt thật mạnh hỗn hợp trên để thu được sữa yến mạch.
- Đổ sữa ra ly hoặc bình thủy tinh là món sữa yến mạch nguyên chất đã hoàn thành rồi.
- Để biến tấu cho hương vị của công thức nấu sữa hạt trên, ta có thể dùng chuối hoặc khoai lang để tạo độ ngọt cho sữa.
Theo dõi dinhduonghay.com để biết thêm nhiều thông tin chất lượng về dinh dưỡng và sức khỏe nhé!